Bí quyết chống mối mọt cho sàn gỗ hiệu quả nhất

Sàn nhà bị mối mọt đục khoét, tấn công là nỗi lo của hơn 90% các hộ gia đình đang sử dụng sàn ván gỗ. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng chống và xử lý mối mọt ván sàn hiệu quả? Khi mối đã làm tổ thì nguy cơ cao chúng sẽ sản sinh và xuất hiện ở mọi nơi, mọi ngóc ngách dưới nền ốp sàn nhà bạn. Do đó, người dùng cần biết cách diệt tận gốc mối chúa thì mới đảm bảo không bị hư hại thêm.

Nguyên nhân sàn gỗ dễ bị mối mọt, côn trùng tấn công?

Ván gỗ được cấu tạo từ hơn 80% là thành phần bột gỗ tự nhiên. Thức ăn yêu thích của loài mối mọt lại là gỗ. Do đó, nếu loại ván sàn nhà bạn không đạt chuẩn chất lượng, không được xử lý theo công nghệ hiện đại chắc chắn sẽ là điều kiện để loài côn trùng này tấn công. Mối không loại trừ bất kỳ loại gỗ nào, từ sàn ván gỗ công nghiệp đến sàn tự nhiên, chỉ cần có thành phần gỗ, gặp môi trường ẩm ướt sẽ có nguy cơ bị chúng tấn công và làm tổ ẩn sâu dưới nền sàn nhà

Thông thường, khi gặp độ ẩm ở khoảng dưới 20% sàn sẽ có dấu hiệu co lại; còn khi độ ẩm lớn hơn 50% ván sàn sẽ bắt đầu hút nước và nở ra. Tại Việt Nam, độ ẩm đôi khi lên đến 90% trong những ngày mùa hè oi bức. Do đó, nền ốp ván gỗ sẽ là nơi trú ẩn, sinh sống và phát triển của chúng khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi. Hoặc những những vị trí như phào (nẹp) chân tường cũng dễ bị mối đục khoét do không có dầu hoặc chất chống mối trong thành phần cấu tạo. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sàn gỗ bị mối mọt, công trùng tấn công.

Những dấu hiệu nhận biết sàn nhà có mối

Tập tính của mối thường ẩn nấu trong những nơi kín đáo nên việc xác định vị trí mối khá khó khăn. Hơn nữa, loài mối thường phá hoại từ bên trong cho đến khi chúng đục khoét ra đến bên ngoài thì bạn mới nhìn rõ và phát hiện được. Lúc này, sàn gỗ chắc chắn cũng khó để xử lý. Do đó, người dùng cần nắm được các dấu hiệu nhận biết khi sàn nhà bạn nguy cơ có mối tấn công:

Xuất hiện mối cánh trong nhà
Ở những vị trí khe rãnh của nền sàn, ở các vật dụng bằng gỗ xuất hiện những lỗ nhỏ li ti
Kết cấu sàn nhà ốp gỗ có dấu hiệu bị xê dịch, phát ra tiếng kêu và không còn cố định
Tấm sàn có dấu hiệu nhìn mỏng manh, hoặc phát ra tiếng kêu rỗng là do côn trùng đã bắt ăn gỗ từ bên trong
Xuất hiện phân mối xung quanh khu vực ốp ván gỗ
Mối hình thành đường đất chạy dọc trên nền sàn, tường nhà.
Đây là những dấu hiệu chắc chắn sàn nhà bạn đã bị mối mọt tấn công. Gia chủ nên để ý và quan sát không gian nhà mình để sớm tìm ra phương án xử lý cho dứt điểm, ngăn chặn nguy cơ ván sàn bị hư hỏng nặng. Tuy nhiên, vẫn khuyên bạn phòng bệnh hơn chữa bệnh. Người dùng nên chọn loại sàn gỗ chuẩn chất lượng, đảm bảo tiêu chí chống mối mọt ngay từ ban đầu để tránh hiện tượng mối tấn công sau này.

Tại sao nên lựa chọn sàn gỗ chống mối mọt chuyên dụng?

Đơn giản là vì để tránh được hiện tượng sàn nhà bị mối mọt tấn công. Sàn gỗ là vật liệu hiện đại, cao cấp được đông đảo người dân có mưu cầu về sự sang trọng ưa chuộng để sử dụng cho nhà ở, công trình của mình. Tuy nhiên trước đây, hầu như các loại ván sàn đều không có khả năng chống mối, chống côn trùng. Chỉ cần gặp môi trường ẩm ướt, các tấm sàn sẽ trở thành thức ăn cho chúng ngay. Do đó, hầu như ngôi nhà nào sử dụng ván sàn cũng có nguy cơ bị loài côn trùng này đục khoét.

Cách chống mối mọt sàn gỗ hiệu quả và dứt điểm

Có khá nhiều cách để chống mối mọt cho sàn, ngoài những cách dân gian còn có những phương pháp sinh học. Nếu ngôi nhà hay công trình của bạn rơi vào trường hợp bị mối mọt tấn công, bạn nên tham khảo các phương pháp cực nhanh để diệt mối sàn gỗ dứt điểm dưới đây:

Diệt mối sàn gỗ theo phương pháp dân gian
Để có thể xử lý dứt điểm tình trạng sàn nhà ốp ván gỗ nói riêng và đồ nội thất làm từ gỗ nói chung bị mối mọt tấn công, gia chủ có thể tham khảo 22 cách diệt mối tận gốc dân gian đã được người dân áp dụng có phản hồi tốt như: tháo các tấm ván lên và mang chúng ra phơi nắng dưới ánh sáng mặt trời, dẫn dụ mối bằng bìa carton ẩm, đàn mối sẽ chuyển hướng tấn công bìa carton lại; dùng dung dịch vệ sinh Bingo để vệ sinh nền sàn hằng ngày; rải bột ớt cayenne lên các khu vực có mối hàng ngày; dùng bột nghệ nguyên chất 100% có thể tiêu diệt được mối và cả nhiều loại côn trùng khác, đặc biệt là kiến; dùng nước muối để ngăn chặn chúng lây lan; dung dịch giấm trắng và chanh là một hỗn hợp kiểm soát mối mọt cực tốt.

Phương pháp này chỉ hiệu quả nếu diện tích khu vực bị mối tấn công không quá rộng; hoặc dùng tinh dầu cam để xông cho mối rời ổ; dùng dung dịch Natri borat. Dung dịch này có khả năng làm ngưng hệ thống thần kinh của mối và khiến hoặc dùng dầu hỏa sẽ làm hạn chế khả năng hô hấp và kiếm ăn của mối; xây lưới rào xung quanh móng của nhà. Hàng rào này là một hệ thống ống dẫn hóa chất diệt mối sẽ ngăn chặn mối tấn công hiệu quả.
Diệt mối sàn gỗ bằng công nghệ sinh học
Phương pháp này cần đến đội thợ chuyên nghiệp vì phải tháo dở sàn gỗ lên. Trong trường hợp nếu lật ván sàn lên mà số lượng mối chưa nhiều, chỉ cần dùng mồi nhử sinh học để nhử chúng ra ổ, sau đó tiêu diệt mối chúa là xong. Còn nếu ván sàn bị loài côn trùng này làm hư hỏng quá nặng phải thay mới thì bạn cần tiến hành biện pháp phun phòng chống mối mọt trước khi tiến hành lắp ván gỗ.
Trong trường hợp sàn đang sử dụng bị mối tấn công, cách diệt mối tốt nhất lúc này là diệt tận gốc bằng công nghệ diệt mối sinh học. Sau đó định kỳ hàng năm, người dùng nên tiến hành công tác phun thuốc phòng chống mối mọt. Diệt mối bằng phương pháp sinh học – cơ chế lây nhiễm được đánh giá là hiệu quả và an toàn nhất cho công trình, không độc hại lại không làm hư hại công trình ốp sàn gỗ.

Các bước xử lý mối mọt sàn gỗ đúng cách bạn cần biết
Theo các chuyên gia ngành gỗ, cách chống mối mọt sàn gỗ đúng cách và hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn xử lý va tay nghề. Ngoài vấn đề khuyên người dùng nên chọn dòng sàn chất lượng, có chức năng chống mối, chống nước ra thì phải áp dụng các bước xử lý đúng. Gia chủ có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1: Khảo sát công trình bị mối ăn và phân tích chúng thuộc loại mối nào để đưa ra biện pháp xử lý đúng nhất nhằm diệt trừ triệt để.
Bước 2: Đặt mồi nhử diệt mối sàn gỗ. Tháo dở các tấm gỗ có mối, làm ướt hộp nhử mối. Sau đó, đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối (khuyên nên đặt ở vị trí yên tĩnh, ít người qua lại). Trường hợp đường mối đi giữa tường cần làm thêm giá treo cố định hộp. Lưu ý không tháo hộp ra xem. Số lượng hộp nhử mối cần đặt phụ thuộc vào số đường mối ăn. Mỗi đường mối ăn có thể đặt 2 – 6 hộp.
Bước 3: Kiểm tra, điều chỉnh quá trình đặt hộp nhử diệt mối sàn. Sau khi đặt hộp 10 – 15 ngày, tiến hành kiểm tra điều chỉnh hộp nhử sao cho lượng mối nhử vào hộp được nhiều nhất. Nếu thấy xung quanh hộp nhử có xuất hiện đường ăn của mối chứng tỏ kết quả diệt mối có hiệu quả cao.
Bước 4: Phun chế phẩm sinh học là cách diệt mối sàn gỗ. Theo phương pháp diệt mối sinh học, không diệt ngay tại nơi phun thuốc mà phải để mối về tổ mới chết và gây chết hệ thống ở tổ. Chỉ sau 6 – 7 ngày là tổ mối sẽ bị diệt hoàn toàn.
Bước 5: Dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ nơi diệt mối, kết thúc quá trình diệt mối cho sàn lót gỗ.